THIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ
Nhà thờ họ là gì?
Nhà thờ họ (còn gọi là nhà thờ tộc, từ đường) — tên tiếng Anh là lit. lineage hall hay clan ancestral house. Là một ngôi nhà được con cháu và các thành viên trong gia tộc dành riêng để làm nơi thờ phụng tổ tiên, hay từng chi họ tính theo phụ hệ.
Việc xây dựng nhà thờ tộc để làm nơi thờ cúng tổ tiên là việc làm vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc, vừa thể hiện truyền thống văn hóa, tôn giáo và bản sắc của dân tộc Việt Nam ta: “uống nước nhớ nguồn”, “cây có cội, nước có nguồn”,… Con cháu dù đi đâu nhưng vẫn luôn luôn tưởng nhớ về tổ tiên đã khai sáng, tạo lập ra dòng họ mình.
Hơn nữa, nhà thờ tộc còn là địa điểm để các con cháu, người thân trong họ ở khắp nơi cùng về lại để gặp gỡ, thắt chặt mối quan hệ thân thiết hoặc là họp bạc những chuyện quan trọng trong tộc.

Quy mô và kiến trúc thường thấy
Về quy mô
Nói về quy mô thì nhà thờ tộc được xây cất tùy theo điều kiện mà con cháu có thể đóng góp, nhưng nhìn chung về tổng quan, thiết kế thì khá gần gũi và giống với kiến trúc nhà ở dân gian người Việt xưa.
Nhưng có một đặc điểm cần lưu ý là nhà thờ họ do một dòng họ đứng lên tạo lập để thờ cúng tổ tiên nên thuộc sở hữu tư nhân, vì vậy mà mỗi công trình nhà thờ mang tính cá thể về mặt tín ngưỡng (có cái riêng), chứ không giống với những công trình tâm linh tín ngưỡng công cộng.

Về kiến trúc
Thông thường, một Nhà thờ họ điển hình là một ngôi nhà hình chữ Nhất nằm ngang với hai mái trước và sau theo kiểu thu hồi bít đốc (hồi văn), mái có thể lợp tranh, lá cọ hoặc ngói mũi dân dã (ngói di), quy mô công trình thường từ 3 đến 5 gian.
Theo GS.TS.KTS Tôn Đại thì kiến trúc của Nhà thờ họ ở Việt Nam có thể phân thành hai loại: Nhà thờ họ được xây dựng từ xưa và Nhà thờ họ mới xây dựng trong vài chục năm gần đây. Nhà thờ họ được xây dựng từ xưa, gần như đã được trùng tu, tôn tạo và mở rộng cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
Còn Nhà thờ họ mới xây dựng thì thường được làm một tầng, ba gian, lợp ngói. Phổ biến là rất kỳ công vì có trang trí nhiều hoa văn phù điêu Rồng, Phượng,… Và ngôi nhà được đặt trong một khuôn viên có hàng rào bao quanh.


Khuôn viên là một miếng đất nhỏ có vườn trồng hoa hoặc những cây Đại, cây Ngâu. Đó là những Nhà thờ họ phổ biến ở nông thôn. Còn ở thành phố thì sao? Ở thành phố hiếm có điều kiện có một miếng đất trong phố để xây dựng Nhà thờ họ. Thường thì lấy một buồng trong một căn hộ của con trưởng làm phòng thờ họ.
Trong Nhà thờ họ, các ban thờ thường được bố trí theo chiều ngang: Ban thờ vị tổ cao nhất bao giờ cũng được đặt tại gian chính giữa, ban thờ các vị tổ thấp hơn được bài trí đăng đối ở các gian hai bên.

Phần nội thất (phía trong nhà thờ) được xây theo lối kiến trúc kiểu mở rộng ra phía tường hậu (chuôi vồ) để xây bệ thờ
Trên bệ thờ đặt các linh toạ, giá gương hoặc long ngai. Ngai sẽ là nơi để bài vị tổ tiên hoặc là một ống quyển, hoặc khối hộp chữ nhật sơn son thiếp vàng đứng chứa đựng gia phả, có phủ nhiễu điều bên ngoài. Nơi đây là nơi được xem là linh thiêng nhất, nơi mà linh hồn tổ tiên sẽ ngự trị.
Nhà thờ họ thường là công trình chuyên dụng để thờ tổ tiên, song cũng có một số Nhà thờ họ kết hợp hai chức năng: vừa để thờ, vừa để ở (do điều kiện kinh tế của dòng họ). Đối với những Nhà thờ họ kiểu này, việc thờ cúng tổ tiên được bố trí ở các gian giữa, chỗ để ở được bố trí hai bên gian hồi. (Theo kienthuctamlinh)


HONG THỦY TRONG THIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ
phong thủy là một phần rất quan trọng trong thiết kế phòng thờ. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, kết hợp những tinh túy của kiến trúc truyền thống và hiện tại, đặc biệt là với những chuyên gia Phong thủy hàng đầu. Công ty chúng tôi đã thiết kế nên những nhà thờ họ, những thiết kế nhà từ đường bền đẹp về kiến trúc, chuẩn về Phong thủy và giữ được bản sắc văn hóa Việt. Một thiết kế nhà thờ họ đẹp hay một thiết kế nội thất phòng thờ thông thường bao gồm :
- Hoành phi – Hoành phi được thiết kế ở trong cùng và được treo cao. Ngoài ra, hoành phi còn được sơn son thếp vàng hay chữ khảm xà cừ. Có nhiều gia đình cầu kỳ hơn một chút làm bức hoành phi theo hình thức cuốn thư rất đẹp. Ý nghĩa của đại tự viết trên hoành phi thường mang nội dung ca tụng công đức của tổ tiên hoặc tỏ lòng kính trọng của con cháu đối với tổ tiên như :
+/ Kính như tại : Có nghĩa là con cháu kính trọng tổ tiên, như tổ tiên luôn tại vị trên bàn thờ, luôn ở trong nhà bên cạnh cùng con cháu.
+/ Phúc mãn đường : Có nghĩa là những người trong nhà luôn được đầy đủ phúc đức.v.v. - Câu đối – Thường được đặt ở hai cột phía trước bàn thờ hoặc trên và hai bên tường nhà. Nếu gia chủ có điều kiện hơn thì câu đối được sơn son thếp vàng hay sơn đen khảm xà cừ hoặc có thể viết câu đối trên giấy hồng cũng là một cách. Hầu hết các bức hoành phi hay câu đối hiện nay thường được viết bằng chữ Hán nhưng cũng có gia đình viết bằng chữ Nôm.
- Y môn – Thường sử dụng một bức màn đỏ, được dùng làm màn ngăn cách giữa bàn thờ bên ngoài với bàn thờ bên trong. Y môn có thể sử dụng nhiều chất liệu khác như nhiễu, the hoặc vải màu đỏ như khi thiết kế nhà từ đường hay nội thất phòng thờ chỉ lên sử dụng một loại để không gian được đồng bộ. Phía trên cảu Y môn có một lớp dải bằng lụa hoặc nhung, the màu băng ngang, trên lớp băng ngang thường được thêu hoặc dán, khảm chữ đại tự.
- Bàn thờ – Người ta chia bàn thờ làm ba lớp :
+/ Lớp ngoài: Là bộ phận phản để mọi người đến làm lễ, không đặt phản thì để trống nền nhà, khi cần thì có thể thiết kế bầy thên bàn ghế, hay trải chiếu.
+/ Lớp thứ hai: Là hương án, trên đặt bộ tam sự hay ngũ sự.
+/ Lớp thứ ba: Trong cùng mới thực sự là bàn thờ người đã khuất, trên để khám sơn son, bài vị, hộp hay ống đựng gia phả, khay đựng vật cúng, đài rượu và có thể có ảnh chân dung người quá cố.

